GIẢM PHÁT THẢI CO2 BẰNG PHƯƠNG PHÁP… BẢO QUẢN GẠO

BẢO QUẢN LÚA GẠO BẰNG….. CO2

Hiện nay, vấn đề bảo vệ tầng ô dôn nói chung cũng như hậu quả của hiệu ứng nhà kính, hậu quả của nóng lên toàn cầu nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Các phương pháp hạn chế hay loại bỏ các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng đang được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi, chẳng hạn: Tiết kiệm năng lượng bằng phương pháp sử dụng pin solar, thay thế nhiên liệu đốt sinh học,…Nhưng các bạn đã nghe qua phương pháp giảm thiểu CO2 bằng cách sử dụng chúng như một chất để bảo quản thực phẩm chưa? Hãy để Bảo Châu giới thiệu với các bạn về phương pháp mới này.

Thay vì phải dùng hóa chất chống nấm mốc hoặc để trong các điều kiện nhiệt độ tối ưu, nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra cách bảo quản lúa gạo bằng CO2 thông qua Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khí CO2 để kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển, sinh độc tố gây ung thư Aflatoxin B1, Fumonisin B1 của Aspergillus flavus và Fusarium proliferatum trong bảo quản lúa”. Đây là một điểm mới trong công cuộc giảm thiểu khí nhà kính.

Nhận thấy các loại nấm mốc thường bị tác động bởi nhiệt độ, hoạt độ nước, thành phần khí, trong khi đó khí CO2 được nhận định là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là không gây biến đổi chất lượng lúa gạo trong bảo quản. Vì vậy, các sinh viên đã khảo sát lúa gạo ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, sau đó thu thập mẫu ở 5 giai đoạn khác nhau. Sau khi đã có mẫu lúa, nhóm tiến hành phân lập và định danh nấm mốc bằng phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Ở phương pháp truyền thống, nhóm quan sát đặc điểm nấm mốc bằng đại thể và vi thể; còn ở phương pháp hiện đại, tiến hành giải trình tự gen và phân tích độc tố bằng LC-MS/MS. Bên cạnh đó, nhóm tiến hành cấy vào môi trường lúa đã chiếu xạ và đánh giá dựa trên các yếu tố: Nhiệt độ, hoạt độ nước và nhiệt độ, hoạt độ nước kèm nồng độ khí CO2, từ đó đánh giá khả năng kìm hãm sự sinh trưởng, sinh độc tố của các loại nấm mốc.

Quá trình nghiên cứu, nhóm xác định điều kiện tối ưu để hai loại nấm mốc sinh trưởng phát triển tốt nhất. Cụ thể, ở nhiệt độ 35ºC, hoạt độ nước 0.99, nấm mốc Aspergillus flavus phát triển mạnh nhất. Tương tự, loại Fusarium proliferatum phát triển tối ưu ở 30°C và hoạt độ nước 0.99. Tiếp đó, nhóm đưa khí CO2 tác động vào lúa ở hai điều kiện này để đánh giá khả năng kìm hãm phát triển hai loại nấm mốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng khí CO2, nấm mốc Aspergillus flavus bị kìm hãm sự sinh trưởng phát triển khoảng 80%; Fusarium proliferatum có thể bị kìm hãm 81%. Đặc biệt, khi sử dụng khí CO2, độc tố gây ung thư Aflatoxin B1 do nấm mốc Aspergillus flavus sinh ra bị kìm hãm 100%. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, nhóm không phát hiện độc tố Fumonisin B1 do nấm mốc Fusarium proliferatum sinh ra trong các điều kiện khảo sát.

Như vậy, giải pháp sử dụng khí CO2 trong bảo quản lúa gạo sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển của nấm mốc độc hại. Đây là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường. Với mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 (net Zero) của Chính phủ Việt Nam, phương pháp này mang lại lợi ích đồng thời cho cả doanh nghiệp phát sinh khí CO2 và doanh nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo, thậm chí ngay chính doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo có thể thu hồi CO2 phát sinh để tận dụng bảo quản sản phẩm.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa phương pháp, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn cũng như nhiều sự đầu tư từ phía doanh nghiệp để phương pháp này không chỉ dừng lại ở việc là đề tài nguyên cứu của sinh viên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu, thì những phương pháp giảm thiểu khí nhà kính này cần phải được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ giúp giảm thiểu khí nhà kính mà còn mang lại giá trị cho ngành lúa gạo Việt Nam, thay thế các phương pháp bảo quản liên quan đến hóa chất đảm bảo tốt nhất sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguồn: Tạp chí Môi trường

—————♦◊Ο◊♦—————

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BẢO CHÂU

Địa chỉ: 180/58 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0915 549 148

Email: info@baochauenvir.com

Free Porn
ankara escort
error: Content is protected !!