SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BẰNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO…

Với mục tiêu thực hiện cam kết đưa phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Netzero) và chiến lược “Chống biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 của nước ta; việc chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải đang là ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam, thậm chí là xu hướng toàn cầu.

Trước nhu cầu cấp thiết của ngành năng lượng, Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các giải phảp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các giải pháp công nghệ đột phát trong tương lai nhằm bảo đảm an ninh năng lượng với các nguồn năng lượng tái tạo gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối. Dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 55% trong tổng sản lượng điện phát.

Theo quy hoạch mà Bộ Công Thương đang trình, dự kiến đến năm 2030 sẽ có thêm 16.000 MW điện gió trên mặt đất, 7.000 MW điện gió ngoài khơi; đến năm 2045 con số này sẽ tăng lên lần lượt là 56.000 MW và 64.000 MW. Đối với điện mặt trời phải có đến 87.000 MW vào năm 2045… Dự kiến, đến năm 2050 sẽ sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Tính đến hết năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt khoảng 20,7 GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện. Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực về gia tăng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.

Vai trò của năng lượng tái tạo trong lộ trình Net Zero

Thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2015. NDC 2020 đưa ra cam kết mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 9% vô điều kiện (bằng nguồn lực trong nước) và 27% có điều kiện (với hỗ trợ quốc tế) vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường (BAU).

NDC 2020 ước tính tổng lượng phát thải khí nhà kính đạt 528,4 triệu tấn CO2tđ (CO2 tương đương) vào năm 2020 và 927,9 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030. Trong năm lĩnh vực phát thải chính (theo phân loại của IPCC), thì năng lượng là ngành có lượng phát thải lớn nhất, chiếm khoảng 65,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2020 và ước tính tăng lên 73,1% năm 2030.

Các nhà khoa học Trung Quốc và các cộng sự quốc tế mới đây đã công bố một nghiên cứu về khả năng giảm thiểu khí thải carbon của hệ thống sản xuất điện Mặt Trời trên mái nhà (RPV) tại nước này, với dự đoán mức bù đắp lên tới 2,72 tỷ tấn CO2 vào năm 2030. Các chuyên gia ước tính, vào năm 2030, Trung Quốc có 354 thành phố sử dụng tổng diện tích mái nhà lên tới gần 66.000km2, qua đó giảm khoảng 3,63 tỷ tấn CO2.

Trong lĩnh vực năng lượng, 60% lượng phát thải năm 2020 từ công nghiệp năng lượng – chủ yếu từ sản xuất điện năng. Do đó, việc giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất điện là vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể đạt các cam kết trong NDC và mục tiêu net-zero mới.

Chính vì lẽ đó, ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang được thúc đẩy phát triển nhanh chóng với nhiều yếu tố. Đầu tiên là mức tiêu thụ điện trong nước ca, mở ra cơ hội lớn cho các tập đoàn đầu tư vào ngành năng lượng. Hơn nữa,  Việt Nam có nhiều tiềm năng địa lý tự nhiên rất lý tưởng cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió, bởi số giờ nắng ở nước ta đứng đầu châu Á và cường độ bức xạ mặt trời cũng không thay đổi đáng kể trong năm.

Trước nhu cầu cấp thiết của ngành năng lượng, Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các giải pháp công nghệ đột phá trong tương lai nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.

~Môi trường Bảo Châu tổng hợp~

—————♦◊Ο◊♦—————

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BẢO CHÂU

Địa chỉ: 180/58 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0915 549 148

Email: info@baochauenvir.com

ankara escort
Free Porn
error: Content is protected !!