Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020

I. ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ điều 39 Luật BVMT 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

  1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh chất thải (nước thải/bụi/khí thải/chất thải nguy hại)
  2. Dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng tại mục 1.

*Đối tượng quy định tại mục 1 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

II. THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ khoản 4 điều 40 Luật BVMT 2020 thời hạn của GPMT được quy định như sau:

  1. 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
  2. 07 năm đối với dự án hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
  3. 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b;

*Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

III. THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Căn cứ khoản 2 điều 42 Luật BVMT 2020 và khoản 2, điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thời điểm đăng ký GPMT được quy định như sau:

1.Đối với dự án đầu tư mới:

  • Dự án có thực hiện ĐTM: có GPMT sau khi hoàn thành công trình xử lý chất thải và trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
  • Dự án không thực hiện ĐTM: tự quyết định thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT hoặc phải có GPMT trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật BVMT 2020 hoặc phải có trước khi có giấy phép xây dựng.

2.Đối với dự án đã và đang hoạt động (trước ngày Luật mới có hiệu lực thi hành):

  • Dự án ĐANG vận hành thử nghiệm: tiếp tục vận hành thử nghiệm. Lập hồ sơ cấp GPMT trước hoặc sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm. Chủ dự án không cần vận hành thử nghiệm lại nhưng kết quả vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật BVMT 2020. Trong trường hợp dự án lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm, thì chủ dự án phải đảm bảo có GPMT chậm nhất là 45 ngày đổi với GPMT cấp Bộ, 30 ngày đối với GPMT cấp tỉnh, huyện trước khi kết thúc vận hành, có thể xin phép gia hạn vận hành thử nghiệm nếu không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ GPMT
  • Dự án ĐÃ đi vào vận hành chính thức: phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chậm nhất là trước 45 ngày đối với GPMT cấp Bộ và trước 30 ngày đối với GPMT cấp tỉnh, huyện; trừ trường hợp đã có GPMT thành phần và còn hạn. Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp GPMT thành phần không xác định thời hạn.

 

————————————————————————————————————

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BẢO CHÂU

Địa chỉ: 180/58 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0915 549 148

Email: info@baochauenvir.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ankara escort
Free Porn
error: Content is protected !!