PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO THÔNG TƯ 29/2021/TT-BLĐTBXH

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO THÔNG TƯ 29/2021/TT-BLĐTBXH

Trong tình hình hiện nay công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các Doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là hệ thống các văn bản pháp luật, các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cũng như các phương pháp giảm thiểu tai nạn lao động,… Do đó, việc quan trắc môi trường lao động và phân loại lao động giúp Doanh nghiệp có những biện pháp cải thiện điều kiện lao động, những phương pháp giảm thiểu các yếu tố có hại đối với người lao động, giúp nâng cao năng suất của Doanh nghiệp. Bảo Châu gửi đến Quý khách hàng tóm tắt thông tin về Phân loại lao động theo Thông tư 29/2021/TTBLĐTBXH

1. Phân loại lao động theo điều kiện lao động

Nguyên tắc phân loại: dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này

2. Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động

Thực hiện việc đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình sau:

Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

a) Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

b) Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

c) Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

– Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

– Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

– Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

– Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

d) Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố

3. Danh mục các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Danh mục các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại THÔNG TƯ 11/2020/BLĐTBXH với 1838 nghề, công việc được chia thành 42 lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực phổ biến:

—————♦◊Ο◊♦—————

Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BẢO CHÂU

Địa chỉ: 180/58 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0915 549 148

Email: info@baochauenvir.com

error: Content is protected !!